Ăn dặm là gì [ Kiến thức quan trọng các mẹ cần phải biết ]

Mẹ thường nghe tới “giai đoạn ăn dặm” nhưng ăn dặm là gì. Mẹ đã thật sự hiểu về giai đoạn này chưa. Cùng Là Gì Thế tìm hiểu thật rõ để chăm sóc bé yêu thật tốt nhé.

Giai đoạn ăn dặm

Ăn dặm được xem là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển cơ thể của các bé, vì thế các mẹ nên tìm hiểu kỹ dấu hiệu nhận biết giai đoạn này

Khi các bé bước vào tháng thứ 4 trở lên sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm. Vì đây chính là thời điểm mà tất cả các bé đã sẵn sàng cho việc ăn.

Có thể nói khi bé bước qua giai đoạn ăn dặm thì đây chính là cột mốc quan trọng cho cả hai mẹ con. Cho nên không có gì là bất ngờ khi một số bà mẹ cảm thấy phân vân về việc sẽ cho bé ăn gì và lúc nào thì ăn.

Nên cần phải tạo cho bé thói quen ăn vào khoản thời gian quy định nhằm giúp bé có thói quen ăn đúng giờ.

Các mẹ nên đợi tới lúc các bé đã sẵn sàng chứ không nên vội vàng cho bé ăn quá sớm. Trường hợp ăn quá sớm sẽ dẫn tới những hậu quả không tốt làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như:

  • Biếng ăn
  • Đầy bụng
  • Khó tiêu
  • Nôn
  • Thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển… (trong thời gian lâu dài )

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi thì khi trẻ được 6 tháng tuổi chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm.

Vì khi đó các hoạt động của lưỡi và miệng mới đủ khả năng để bé có thể nuốt được các thức ăn dạng đặc.

Thông thường thì 6 tháng tuổi là bé sẽ bắt đầu ăn dặm được rồi.

Thông thường thì 6 tháng tuổi là bé sẽ bắt đầu ăn dặm được rồi.

Lúc mới bắt đầu chỉ nên cho bé ăn một loại thức ăn trong ngày để xem khả năng dung nạp của bé như thế nào. Nếu thấy bé ăn được thì mẹ mới bổ xung thêm số lượng.

Ngoài ra việc thay đổi nguyên liệu chế biến mỗi ngày sẽ rất có ích trong việc giúp mẹ nhận biết được khẩu vị của bé.

Những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm là gì

Mỗi bé sẽ có các mức độ phát triển và cơ thể khác nhau hoàn toàn nên không thể sử dụng công thức chung cho tất cả được.

Nhòe thức ăn chính là dấu hiệu bé chưa sẵn sàng ăn dặm.

Nhòe thức ăn chính là dấu hiệu bé chưa sẵn sàng ăn dặm.

Tuy nhiên sẽ có ba dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết cơ thể bé đã sẵn sàng chấp nhận một nguồn dinh dưỡng mới nạp vào:

  • Bé có thể kết hợp các hoạt động của mắt, tay và cả miệng để nhìn rồi dùng tay đưa thức ăn vào miệng.
  • Bé ngồi không bị yếu hoặc ngã ra sau đồng thời giữ vững đầu.
  • Bé có thể nuốt thức ăn
  • Bé sẽ nhả ra nếu chưa thật sự sẵn sàng cho việc ăn.

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi bắt đầu quá trình cho bé ăn dặm:

  • Mẹ cho bé ăn theo nguyên tắc từ lỏng tới đặc dần, từ ít tới nhiều. Nên tạo cho bé một thực đơn đa dạng nhằm giúp mẹ có thể nhận biết những món ăn cũng như hương vị yêu thích của bé.
  • Giảm lượng sữa của bé, rồi tập cho bé ăn trước bột ngọt, sau đó là tới ăn bột mặn. Và trong lúc bé ăn mẹ nên quan sát thật kỹ để tránh tình huống bé bị sặc hoặc nghẹn.
  • Mẹ có thể hầm rau, thịt, củ cho thật mềm để bé tự cầm ăn. Món ăn nhiều màu sắc cũng có thể khiến bé thấy tò mò và thích thú.
  • Trong quá trình cho bé ăn, mẹ cũng có thể cho bé chơi, việc hoạt động sẽ khiến bé cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn.
  • Mẹ nên tạo một bầu không khí thoải mái, sử dụng bát, muỗng có những hình ảnh đáng yêu, ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của bé. Tuyệt đối không nên nhồi nhét, bắt ép bé ăn.
  • Chỉ nên cho bé ăn trong khoản thời gian 30 phút, chứ không nên ăn quá lâu sẽ tạo một thói quen xấu cho bé. Nếu hết thời gian mà bé vẫn chưa ăn hết thì cũng không nên tiếp tục ép bé.

==>> Xem thêm Ô nhiễm là gì – Tác hại và cách giảm ô nhiễm không khí

Các mẹ đã biết tầm quan trọng của việc ăn dặm là gì rồi, vậy hãy chú ý để giúp cho bé được phát triển tốt nhất trong giai đoạn này nhé.

Post Comment