B/L là gì – Vai trò của B/L trong xuất nhập khẩu như thế nào?

Mỗi khi chuyển hàng hóa đi đâu, bạn thường được nghe về B/L, nhưng lại không thật sự hiểu được b/l là gì, cùng tìm hiểu nhé.

Mỗi lần gửi thư từ hay vật phẩm đi cho người thân. Bạn đều được nhân viên bưu điện hoặc thư tín gửi cho một tờ giấy, người ấy bảo “anh giữ b/l kỹ nha”. Tò mò mãi vẫn chưa hiểu được tờ giấy b/l là gì? Có ý  nghĩa như thế nào? Hãy để là gì thế hỗ trợ bạn nhé!

Định nghĩa

Đầu tiên, bạn cần hiểu b/l là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh “bill of lading”. Dịch ra tiếng việt đơn thuần mang ý nghĩa “vận đơn”. Chứng từ này là một giấy tờ quan trọng nhất của hàng hóa hoặc chứng từ trong quá trình vận chuyển.

Vai trò của b/l là gì?

Cần nói rõ về mục đích của b/l để bạn hiểu, b/l bao gồm 3 vai trò sau:

  • Receipt of Goods: nghĩa là biên nhận hàng hóa. Chứng minh là nhà vận chuyển đã nhận hàng của bạn.
  • Document of Title to the goods: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hàng hóa.
  • Evidence of Contract of Carriage : đây là bằng chứng chứng minh đã có hợp đồng chuyên chở giữa các bên liên quan.

Bill of lading là gì

Bill of lading là gì

Diễn giải vai trò của b/l

Nghe về 3 vai trò trên có vẻ mơ hồ với bạn, lagithe sẽ giải thích kỹ càng hơn cho bạn nha.

B/L là một biên nhận hàng hóa

Nhà vận tải hàng hóa cho bạn là đại lý vận chuyển – Forwarder Agent, hãng tàu – Carrier… Sẽ gửi cho người giao hàng  – shipper một cái B/L được phát hành bởi họ. Chứng từ này có ý nghĩa là một giấy tờ giao nhận, biên nhận xác nhận đã nhận hàng hóa từ người gửi hàng.

B/L là Document of Title to the goods – một chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa

Vai trò này được hiểu là người nắm giữ b/l có thể được chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa. Về điều này, trong thực tế sẽ phát sinh một số loại b/l thông dụng. Trong đó, có một số loại quan trọng mà ta cần lưu ý:

  • Vận đơn đích danh – Straight b/l: là loại bill không thể chuyển nhượng. Nó được phát hành các bản original (bản gốc) cho một người nhận hàng duy nhất định sẵn. Ngoài người nhận hàng có tên trên B/L (named consignee) thì không ai có thể nhận được hàng hóa khi nó đến nơi. Loại bill này không thể chuyển nhượng cho ai hết, trên bill thường có cụm từ NON-TRANSFERABLE hoặc NON-NEGOTIABLE.
  • Seaway b/l hoặc Express b/l: loại b/l này không phát hành bản gốc nào hết. Nó được phát hành cho người gửi hàng định sẵn và cũng không thể chuyển nhượng được. Trừ người có tên trên bill thì không ai nhận được hàng hóa này.
  • Vận đơn theo lệnh – NEGOTIABLE B/L hay Order B/L: thường được phát hành bản gốc. Trên bill sẽ thể hiện thông tin gửi đến là ”TO ORDER OF SHIPPER”, “TO ORDER”, “TO ORDER OF XYZ BANK”. B/l được làm liên quan đến phương thức thanh toán của cả hai bên mua và bán thông qua LC từ ngân hàng. LC là từ được viết tắt của Letter of Credits.

B/l mang ý nghĩa là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở – Evidence of Contract of Carriage

Cần nhắc đến một sự lầm tưởng nguy hiểm về vai trò của B/L. Một số ý kiến vẫn cho rằng b/l chính là hợp đồng mua bán giữa người mua hàng – buyer và người bán hàng – seller.

Một số khác thì cho rằng là hợp đồng chuyên chở giao kết giữa người chủ hàng – shipper và người vận chuyển Forwarder Agent hay Carrier. Thế nhưng, cả hai ý nghĩa này đều không đúng đâu nhé!

Hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán được gọi là Sale contract. Nó được thiết lập khi người mua hàng và người bán hàng thỏa thuận các điều khoản, xác nhận hàng hóa được trao đổi. Hợp đồng này được lập trước khi hàng hóa được vận chuyển với đầy đủ điều khoản quy định của nó.

Còn người gửi hàng và nhà vận chuyển đã làm hợp đồng ngay khi họ trao đổi về booking confirmed. Người chủ hàng sẽ gửi yêu cầu booking confirmed đến hãng vận tải xác nhận vận chuyển hàng hóa từ điểm nhận đến điểm giao.

Trên hợp đồng vận chuyển này sẽ quy định rõ lượng hàng, thời gian, giá vận chuyển… Còn b/l thì không quy định chặt chẽ như vậy.

Từ nhận định trên, vai trò của b/l chỉ là bằng chứng. Nó chứng minh cho hợp đồng chuyên chở giữa hãng vận tải và bên thuê vận tải.

Chứng từ này chứng tỏ có diễn ra sự vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng của người bán và người mua. Sau khi lên hợp đồng mua bán và gửi yêu cầu booking confirmed thì mới có chứng từ b/l.

Bạn cần phân biệt rõ những vai trò của b/l thì mới có hướng dùng đúng mục đích được. Tránh những suy nghĩ không đúng làm ảnh hưởng quá trình đàm phán hợp đồng trong kinh doanh cũng như khi thuê đơn vị vận tải.

Nội dung trên bill

Nội dung trên bill

Đến đây chắc bạn đã hiểu b/l là gì cách rõ ràng hơn rồi nhỉ? Từ b/l được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Đặc biệt là những hợp đồng mua bán có tính chất vận chuyển lượng lớn.

Nếu bạn đang tìm hiểu ngành này thì nên tìm hiểu thật kỹ. Cần lưu ý những nội dung trên b/l để áp dụng cho đúng.

==>> Xem thêm Cam kết và lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT vào doanh nghiệp

Chúc bạn sớm thành công trong lĩnh vực xuất nhập khẩu! Ngành này hiện đang hot nhất Việt Nam.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại trong những bài viết sau.

Post Comment