C/O là gì – Quy trình và những lưu ý quan trọng khi làm

C/O là gì với những công ty chuyên xuất khẩu và lao động không mới. Nhưng với những công ty vừa chân ướt chân ráo vào ngành này thì còn phải học hỏi nhiều.

Mời bạn cùng là gì thế đi vào chia sẻ sau để hiểu bản chất của nó.

Nhận định về C/O là gì?

C/O là viết tắt của từ tiếng anh Certificate of Origin, dịch ra tiếng việt là chứng từ xuất xứ hàng hóa. C/O được cơ quan thẩm quyền nhà nước hoặc cơ quan đại diện, chứng minh xuất xứ hàng hóa.

Các hàng hóa và sản phẩm của nước có C/O được quy đinh cực kỳ nghiêm ngặt. Những sản phẩm không có trong danh mục sẽ không được nhắc đến.

CO là gì?

Những loại C/O from hiện nay

Liên quan đến thủ tục nhập khẩu, thông tin về thuế nên C/O được quy định thành nhiều form. Tùy theo quy định của quốc gia nước đến mà có những nhận định phù hợp về form CO.

  • Form A : dành cho việc xuất khẩu hàng Việt qua các nước để nhận ưu đãi về thuế.
  • Form D : hưởng ưu đãi về thuế hải quan dựa vào hiệp định CEPT. Chỉ dành cho các nước nhập khẩu thuộc khối ASEAN.
  • C/O form E : dùng cho hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, thuộc diện ưu đãi về thuế nhập theo hiệp định của khối ASEAN-Trung Quốc.
  • Form S : được lập theo hiệp định Việt nam và Lào, dành cho hàng xuất khẩu sang nước Lào.
  • Form AK: hưởng lợi ưu đại về thuế hải quan của hàng xuất khẩu vào Hàn Quốc, tuân theo điều khoản của hiệp định Hàn Quốc – ASEAN.
  • CO form B : không được hưởng ưu đãi. Chỉ mang tính giải thích xuất xứ hàng hóa xuất qua các nước mua bán thông thường mà thôi.
  • CO form T – Textile : dành cho hàng may mặc, tuân thủ hiệp định hàng về ngành dệt may Việt Nam – EU. Cấp cho hàng liên quan dệt may qua các nước EU.
  • Form GSTP: dành cho các nước có tham gia hệ thống ưu đãi mang tên GSTP, trong đó Việt Nam là thành viên.
  • Form ICO : dành cho cà phê. Trong đó, hàng Việt Nam chiếm số lượng khá lớn. Các loại cà phê xuất khẩu phải đạt quy định của ICO – tổ chức chuyên về cà phê của thế giới.
  • CO form anexo III  – Mexico : dùng để cấp cho hàng xuất sang Mexico ngành giảy dép và dệt may. Tất cả thông tin cần tuân thủ theo những quy định chung của Mexico.
  • CO form Venezuela : xuất cho hàng hóa xuất qua Venezuela và theo quy định của nước này.
  • Form C/O Peru : dùng cho hàng hóa là giày dép xuất qua nước Peru, tuân theo quy định của nước này.

Ngoài ra, các trường hợp không cấp được CO thì công ty kinh doanh có thể đề xuất Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công nhận xuất xứ hàng hóa.

Bằng cách làm giấy chứng nhận liên quan thực trạng của hàng hóa : tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất, hàng gia công tại Việt Nam.

CO gốc của bếp từ

CO gốc của bếp từ

Những cơ quan có thể cấp C/O

Thường sẽ là Bộ công thương mới có quyền cấp C/O. Thế nhưng, bộ này có thể làm trực tiếp hoặc ủy quyền cho Phòng thương mại và công nghiệp ở Việt Nam thưc hiện.

Hoặc cũng có thể ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện nhưng phải có chức năng cụ thể.

Thị trường hiện nay có các ban phụ trách quản lý khu chế xuất, công nghiệp cũng được ủy quyền cấp các oại C/O.

Quy trình làm CO và lưu ý

Những giấy tờ cần xuất trình khi làm C/O :

  • 1 bản đơn đề nghị cấp CO theo mẫu lưu hành
  • Tờ kê khai đã hoàn chỉnh cho C/O : 4 bộ.
  • Giấy tờ xuất khẩu : tờ khai hải quan chi tiết hàng hóa, giấy phép được xuất khẩu, chứng nhận xuất khẩu, invoice xuất hàng và vận đơn. Đối với những hàng hóa xuất khẩu về dệt may qua Hoa Kỳ sẽ phải thị thực visa cho invoice.
  • Chứng từ chứng minh nguồn gốc, hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam : chứng từ xuất khẩu kèm mua bán, định mức Hải quan được yêu cầu, chứng từ ủy thác. Hàng hóa của bạn cũng cần có những quy trình về sản xuất hàng hóa, tóm tắt quá trình. Giấy tờ gián định của cơ quan chuyên ngành..

Form xin CO

Form xin CO

Lưu ý về C/O

  • Ngoài những giấy tờ nói ở trên, phải cần thêm các công văn làm rõ khi VCCI yêu cầu. Các quy trình kiểm tra cũng cần phải ghi nhận để khi xuất trình phải đầy đủ.
  • Những đơn vị xuất hàng lần đầu, cần phải xuất trình thêm hồ sơ thương nhân, thông tin về cơ sở sản xuất… Các thủ tục về doanh nghiệp cũng cần đăng ký lên hệ thống làm C/O để lưu trữ. Nếu giấy tờ sai có thể sẽ gặp những vấn đề rối về sau.
  • Những hồ sơ nộp đều phải xuất trình bản gốc để đối chiếu. Do hồ sơ nộp chỉ cần chứng thực sao y. Doanh nghiệp cần lưu ý để tránh những sai sót, đi tới đi lui xuất trình giấy tờ.
  • Chứng từ nộp cần được xác thực thông tin rõ ràng không sẽ ảnh hưởng về sau.
  • Hơn nữa, những thủ tục xuất hàng về sau sẽ được kiểm tra khi cần. Nên doanh nghiệp cần lưu trữ 5 năm ít nhất để đối chiếu.

Hy vọng những chia sẻ về C/O là gì có thể giúp bạn trong quá trình tiến hành xin C/O. Thủ tục C/O không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ, nhưng cần chi tiết từng bước. Nếu bạn không cẩn thận sẽ mất nhiều thời gian.

==>> Xem thêm D/O là gì – Phí d/o thực chất là gì trong xuất nhập khẩu.

Chúc bạn thành công với những mách nhỏ về C/O ở trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Post Comment