Cam kết và lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT vào doanh nghiệp?

C-tpat cần thiết trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng vẫn nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa của nó. Cùng là gì thế tìm hiểu định nghĩa c-tpat là gì qua những nhận định sau.

Cơ bản nhưng cần chú ý kỹ mới có thể hiểu được ý nghĩ của nó.

C-TPAT là gì, cam kết này do ai ký?

CTPAT = Customs Trade Partnership Against Terrorism

Hiểu đơn giản là một giấy tờ chứng nhận an toàn của hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu. Doanh nghiệp – chủ hàng sẽ phải ký cam kết liên quan hàng hóa.

Hàng hóa sẽ phải đạt được chất lượng và tiêu chuẩn theo quy định của cam kết này.

C-Tpat là một chương trình an ninh giữa bảo vệ biên giới kết hợp với hải quan Mỹ. Dựa vào sự kết hợp này, họ xây dựng một lớp an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa và an toàn biên giới.

CTPAT Certificate

CTPAT Certificate

Sự ra đời của C-tpat

Doanh nghiệp Mỹ và chính phủ cùng đưa ra sáng kiến C-TPAT vào năm 2011. Mục đích đưa ra là nhằm tăng cường an ninh trước hết là của nước Mỹ nói riêng. Tiếp đến là an ninh thế giới nói chung.

Theo mục tiêu này, biên phòng Mỹ và cơ quan hải quan yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện.

Hành động này nhằm bảo mật các hoạt động giao tiếp cũng như những kinh doanh. Xác minh thông tin nguyên tắc bảo mật đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp buộc phải tham gia và áp dụng đầy đủ.

Thông thường, những người tham gia C-TPAT thì hàng hóa sẽ đi nhanh hơn. Vì các thông tin đã được cập nhật trên hệ thống của website Hoa Kỳ.

Hàng hóa tham gia C-TPAT sẽ được đề nghị các lợi ích giảm số lượng kiểm tra, thời gian nhanh hơn…

Người tham gia C-TPAT cam kết gì?

Đầu tiên là được hướng dẫn tự đánh giá toàn diện an ninh chuỗi cung cấp của mình. Họ sẽ làm theo những hướng dẫn đó, và hướng dẫn này có giá trị được xem xét trên website.

Những hướng dẫn này thông qua các khu vực :

  • Đào tạo và giáo dục
  • Thủ tục an ninh
  • An ninh vận chuyển hàng hóa
  • Kiểm tra thông tin truy cập
  • An ninh vật lý hàng hóa
  • Các bước kê khai hàng hóa lên tàu
  • An ninh con người

Một bảng câu hỏi sơ lược về an ninh chuỗi cung cấp hàng hóa sẽ được trình đến hải quan.

Với hướng dẫn C-TPAT, họ có thể thực hiện một chương trình để tăng cường an ninh phù hợp. Đồng thời đưa ra chuỗi cung cấp phù hợp với các hướng dẫn này.

Quy trình C-TPAT

Quy trình C-TPAT

Hàng hóa áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT có lợi ích gì?

Các hàng hóa theo quy định C-TPAT đều sử dụng seal niêm phong an ninh. Seal này phải phù hợp với hướng dẫn mới do tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa( ISO) xây dựng.

Hàng hóa có thể gánh chịu chi phí cao hơn khi sử dụng một sản phẩm không đúng hoặc không tuân thủ. Điều này dẫn đến việc trì hoãn thời gian vận chuyển hàng hóa.

Trong tài liệu ISO/PAS17712 : 2006 có trình bày các yêu cầu đối với việc tuân thủ C-TPAT .

Khi áp dụng tiêu chuẩn C-TPAT, doanh nghiệp được hưởng những lợi ích gì?

C-TPAT mang đến cho doanh nghiệp thực hiện những tiêu chuẩn nhất định.

  • Cải tiến an toàn lao động hàng hóa
  • Nâng cao được thương hiệu và uy tín doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
  • Không cần phải lo lắng việc bị trả hàng, tốn thêm chi phí. Vì hàng hóa đã thông qua các kiểm định mang tính nghiêm ngặt và các tiểu chuẩn khác.
  • Giảm thiểu thời gian có thể giải phóng hàng hóa, kế hoạch các phương tiện đường bộ không bị trì trệ.
  • Chuỗi cung ứng giảm thiểu được thời gian gián đoạn chậm trễ, đặc biệt là trong dây chuyền kiểm tra tại cửa khẩu hải quan.

Ngành vận chuyển cần C-TPAT

Ngành vận chuyển cần C-TPAT

Tóm lại, doanh nghiệp giảm được khá nhiều chi phí cũng như thời gian trong quá trình giao nhận hàng. Hàng hóa nhanh chóng đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.

Sơ lược quy trình tư vấn tiêu chuẩn C-TPAT.

Sau đây là quy trình tư vấn cho doanh nghiệp mà các bạn có thể tham khảo.

tiêu chuẩn ctpat tiêu chuẩn ctpat 2

Tùy theo quy mô và độ phức tạp của hệ thống quản lý mà thời gian để áp dụng và thiết lập theo yêu cầu của C-TPAT sẽ khác nhau (khoảng 6-8 tháng).

==>> Xem thêm 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL là gì trong ngành logistics

Những chia sẻ về C-TPAT là gì hy vọng có thể hữu ích cho bạn. Nếu bạn là doanh nghiệp hay xuất hàng đi Mỹ thì cẩn thận với những bước kiểm tra này sẽ không bao giờ thừa.

Chúc bạn thành công trong công việc kinh doanh.

Post Comment