F&b là gì và có những bộ phận nào trong kinh doanh khách sạn?

Những bạn đang học ngành quản trị nhà hàng khách sạn sẽ đắn đo giữa việc làm buồng phòng hay F&B, vậy sao không thử tìm hiểu kỹ f&b là gì ?

Cùng lagithe.info tìm hiểu bộ phận không kém phần quan trọng này nhé

F&B là gì trong ngành quản trị du lịch

Bộ phận này thuộc sự quản lý của khách sạn, mang lại lợi nhuận doanh thu khá cao, đứng sau vị trí buồng phòng. Nó góp phần làm nên thương hiệu của khách sạn, dịch vụ này cũng tăng thêm những dịch vụ khác.

Nguồn thu khách sạn cũng cao hơn.

F&B = Food and Beverage Service

Định nghĩa đơn giản dễ hiểu là bộ phận ăn uống, nhà hàng trong khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng. Bộ phận này chuyên phục vụ đồ ăn uống cho khách hàng đến hoặc lưu trú ở khách sạn.

Với những nhà nghỉ nhỏ thì chuyện này khá đơn giản, nhưng với những khách sạn lớn thì nó lại khác.

Nếu bạn đi nghỉ dưỡng những nơi sang trọng, khách sạn 3 – 5 sao, bạn sẽ thấy nó hoàn toàn khác biệt. Sự phân chia khu vực, phục vụ tại phòng … phức tạp và đa dạng.

Nhiều vị trí tránh nhiệm cao sẽ được đặt ra cho bộ phận F&B.

F&B là gì?

Những vị trí ở bộ phận F&B

Về cơ bản, sẽ có những vị trí sau ở các khách sạn tương đối lớn.

Giám đốc bộ phận

Nghe thôi đã thấy lớn đúng không bạn? Trách nhiệm khá nặng nề đấy nhé! Người này sẽ chịu trách nhiệm chính về các chính sách, đáp ứng mục tiêu khách sạn đề ra theo chính sách. Quan trọng hơn là phải đảm bảo được số dư doanh thu lợi nhuận cho mỗi khu vực thuộc phạm vi mình quản lý. Nhiệm vụ cụ thể :

  • Tìm hiểu thông tin về thị hiếu, thị trường của các thực khách để đưa ra hướng phát triển cho bộ phận.
  • Lập danh sách các loại rượu, thức uống cho nhà hàng.
  • Lên thực đơn, làm việc với các đầu bếp khu vực về các món ăn tại khu vực đó.
  • Đưa ra chính sách về đảm bảo thức ăn có chất lượng. So sánh thức ăn, thực phẩm để nhìn nhận khả năng của nhà hàng.
  • Định lượng giá, khẩu phần cho khách hàng, cân đối hợp lý dịch vụ
  • Tuyển dụng và đưa ra những nhận định về công việc của nhân viên. Quản lý hoạt động toàn bộ phận.
  • Giám sát chung các hoạt động của bộ phận mình. Đưa ta những điều chỉnh khắc phục sai sót, mâu thuẫn nội bộ nếu có.

Restaurant Manager – Quản lý

Vị trí này thường xuyên phải đặt câu hỏi cho dịch vụ của mình. Những công việc tuân theo chỉ thị của giám đốc bộ phận. Nhưng đồng thời công việc đòi hỏi sự theo dõi, giám sát sát sao hơn công việc của nhân viên.

Theo dõi chặt chẽ từng khu vực. Hiểu từng công việc tại khu và là người kiểm định chất lượng công việc.

Là người đào tạo nhân viên từ kỹ năng cho đến những quy cách phục vụ. Kể cả công việc mở khóa training riêng hoặc chỉ bảo luôn tại chỗ. Kết hợp những thông tin liên quan từ các trưởng nhóm để làm việc cho hợp lý.

Tự lên danh sách các công việc để các khu vực vẫn hoạt động bình thường khi không có mình. Giờ giấc, quy trình phải hoạt động hiệu quả và liên tục trong các khâu.

Thường thì vị trí này được giao quyền phỏng vấn nhân viên tuyển dụng vào bộ phận F&B.

Bộ phận F&B

Bộ phận F&B

Reception Head Waiter

Ghi nhận yêu cầu của khách về đặt món, đặt bàn cũng như lượng khách, bàn, thông tin liên quan… Lên danh sách những yếu tố về việc chuẩn bị những thứ cũng như công việc liên quan.

Báo cáo công việc cho trưởng nhóm để làm đúng yêu cầu của khách.

Kết hợp với các vị trí để làm đúng yêu cầu, hướng dẫn khách cũng như phục vụ chu đáo. Khiến khách hàng hài lòng luôn là những điều nhà hàng hướng đến.

Station Head Waiter

Vị trí này sẽ phụ trách một lượng bàn nhất định, kiểm soát nhân viên trong khu vực mình quản lý. Thường thì họ sẽ chịu trách nhiệm 4 – 8 bàn khách.

Vị trí này thường phải là người có cách thức điều hành tốt nhân viên của nhóm mình. Đồng thời có chuyên môn cao về phục vụ cũng như các loại rượu.

Nhận yêu cầu đặt món và công việc phục vụ sẽ được hỗ trợ từ người nhóm phó. Có thể thế chỗ mọi nhân viên khi có công việc đột xuất phải nghỉ.

Chef de Rang

Thực hiện công việc giống người nhóm trưởng, thay thế khi vắng mặt và phối hợp với nhân viên mang lại hài lòng cho khách. Thường thì vị trí này sẽ có kinh nghiệm ít hơn nhóm trưởng.

Nhưng vẫn có thể điều hành cả nhóm khi không có nhóm trưởng.

Sommelier hoặc Wine Waiter

Nhân viên chuyên phục vụ rượu, phải có kiến thức sâu rộng về các loại rượu. Có khả năng phục vụ tất cả các loại nước uống có cồn trong bữa ăn. Biết rõ chuyên môn về sự hợp lý của các loại rượu với món ăn để hướng dẫn khách.

Đây cũng là người sale hàng rượu, càng bán được nhiều rượu càng tốt. Ngoài nguồn thức ăn và dịch vụ thì rượu là nguồn doanh số tốt nhất cho nhà hàng.

Ngoài những vị trí ở trên, những nhà hàng lớn còn có các vị trí khác mang tính chuyên môn hóa cao hơn. Những vị trí này thường dùng trong những nhà hàng quy mô rộng.

  • Nhóm phó bổ khuyết : thay thế và cũng là dự bị vị trí bếp phó, thay thế bếp phó khi vắng mặt
  • Nhân viên trực bàn : phục vụ cho khách trực tiếp trong thời gian khách ở nhà hàng. Nhanh chóng tận tình với những yêu cầu của khách.
  • Nhân viên chia thức ăn : thực hiện chia thức ăn tại bàn cho khách. Nhanh nhẹn và đẩy xe hợp lý khi có nhiều thức ăn trên xe. Nhân viên pha chế : pha thức uống cho khách
  • Nhân viên trực tầng : thực hiện công việc trong phạm vi tầng mình quản lý. Coi sóc mọi công việc.
  • Nhân viên trực sảnh : phục vụ các nhu cầu của khách trước và sau bữa ăn. Duy trì vệ sinh cũng như cung cách phục vụ của nơi mình phụ trách.

Nhân viên F&B phục vụ cho khách hàng

Nhân viên F&B phục vụ cho khách hàng

Trên đây là những vị trí tương đối quan trọng và phải có trong bộ phận F&B. Nếu các bạn nào muốn tìm hiểu về F&B là gì thì nên tìm hiểu kỹ các vị trí này.

==>> Xem thêm C&B là gì – Vai trò và công việc cụ thể trong khách sạn

Hy vọng chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn. Những bạn nào muốn trở thành nhân viên F&B thì điều đầu tiên là bạn sẽ cần sự tỉ mỉ. Cẩn thận hoàn thành chi tiết những công việc được giao, tế nhị và giao tiếp tốt nữa.

Post Comment