Framework là gì? Ưu điểm và nhược điểm của Framework

Framework là gì, được định nghĩa là một giàn giáo/bộ khung nhằm mang lại các giải pháp/chức năng được thiết lập sẵn giúp tiết kiệm thời gian phát triển ứng dụng

Cùng lagithe.info tìm hiểu xem Framework thực chất là gì nhé

Framework là gì

Hiểu 1 cách đơn giản thì Framework giống như khung hay nền móng của một ngôi nhà để bạn có thể xây dựng nhiều kiểu nhà khác nhau trên đó.

Mặc dù ban đầu bạn vẫn có thể xây được căn nhà, tuy nhiên nếu có sẵn nền móng vững chắc thì việc đó giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Trong ứng dụng lập trình cũng vậy, Framework cung cấp cho nhà thiết kế các kiểu mẫu phù hợp để chọn lựa trong quá trình biên dịch, các thư viện để tạo ra một phần mềm mới.

Điều quan trọng nhất chính là xác định dự án nào nên dùng Framework nào thì hợp lý, đó chính là kỹ năng cần thiết của bất kỳ nhà phát triển nào.

Phân biệt CMS và Framework

Các kết quả trên google đôi khi khiến bạn khó phân biệt rõ ràng

Các kết quả trên google đôi khi khiến bạn khó phân biệt rõ ràng

Nếu tìm kiếm trên công cụ google, chắc hẳn bạn sẽ khó mà phân biệt được CMS và Framework bởi các khái niệm về nó quá chồng chéo nhau. Tuy nhiên thì đó vẫn là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn .

Vậy CMS là gì

Content Management System (viết tắt thành CMS) là một thuật ngữ thường được dùng để chỉ các nội dung được phân phối trên môi trường internet Web Content Management

Hay các ứng dụng hay hệ thống quản lý nội dung kỹ thuật số trong môi trường doanh nghiệp Enterprice Content Management

Điểm khác biệt giữa CMS và Framework

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất đối với người dùng chính là với CMS họ sẽ chẳng cần phải thực hiện bất kỷ đoạn code nào mà vẫn có ngay ứng dụng cho mình.

Framework và CMS là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau

Framework và CMS là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau

Còn với Framework thì họ chỉ được cung cấp 1 lốc các thư viện cùng hàng tá các API và sau đó là tự thực hiện xây dựng ứng dụng.

Ưu và nhược điểm của Framework

Sau thời gian trải nghiệm thì người dùng đều có những đánh giá về ưu và nhược điểm của Framework mà nó mang lại.

Khi gặp 1 vấn đề nào đó, các lập trình viên sẽ có 3 lựa chọn sau : tự xây dựng từ đầu tùy theo yêu cầu của vấn đề, sử dụng 1 framework, sử dụng một số thư viện có sẵn.

Mặc dù tự xây dựng từ đầu thường khá hợp lí với những lập trình viên mới ra trường, tuy nhiên nó lại không phải là 1 hướng tốt khi đưa vào thực tế sử dụng.

Việc không lường trước những khó khăn phát sinh cùng với thiếu kinh nghiệm sẽ khiến người lập trình mất rất nhiều thời gian để việt lại những đoạn code đã có sẵn mà người khác đã chia sẽ.

Trong tình huống này thì việc lựa chọn các thư viện hay Framework luôn được ưu tiên hơn, và cần xác định rõ khi nào thì nên cùng thư viện, khi nào nên dùng Framework (Framework chính là các thư viện nhỏ được tổng hợp lại theo 1 cấu trúc nhất định).

==>> Xem thêm UEFI là gì – Có khác gì với giao diện BIOS hay không

Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ được Framework là gì và lợi ích mà nó mang lại ra sao.

Post Comment