MSDS là gì? Các thành phần phải có trong MSDS hoàn chỉnh

MSDS là gì, tại sao lại quan trọng trong các dịch vụ vận chuyển hàng hóa và nó đóng vai trò như thế nào, cùng lagithe.info tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

MSDS là gì

Material Safety Data Sheet được viết tắt thành MSDS mang hàm ý là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất.

Đây là một dạng văn bản mà trong đó sẽ chứa các dữ liệu có liên quan tới những thuộc tính của một loại hóa chất nào đó.

Nó được lập nên nhằm có thể giúp đỡ những người phải làm việc hay là tiếp xúc trực tiếp với hóa chất đó.

Bất kể là khoảng thời gian ngắn hay dài các trình tự để có thể làm việc với nó một cách an toàn nhất hoặc là xử lý đúng cách khi gặp phải những ảnh hưởng từ nó.

MSDS được xem là bảng hướng dẫn về các hóa chất nguy hiểm

MSDS được xem là bảng hướng dẫn về các hóa chất nguy hiểm

MSDS thường là sẽ được sử dụng cho những món hàng có khả năng gây nguy hiểm trong quá trình vận chuyển. Như các loại hóa chất có tính ăn mòn, những thứ có thể gây cháy nổ, hàng hóa có mùi khó chịu…

Nhiệm vụ của MSDS chính là hướng dẫn cho người vận chuyển có thể thực hiện các qui trình như xử lý, sắp xếp hàng hóa một cách an toàn nhất khi xảy ra sự cố nào đó.

Vậy ai sẽ là người làm MSDS

Shipper sẽ là người cung cấp MSDS, một MSDS hoàn chỉnh là phải có đầy đủ tên gọi, thành phần, thông tin sản phẩm, nhiệt độ và cả hình thức vận chuyển an toàn.

Một MSDS hoàn chỉnh nhất định cần phải có mộc đóng dấu công ty phân phối hoặc sản xuất.

Cho nên những MSDS giả, tức là thông tin không trùng khớp với phần thông tin trên bao bì sản phẩm sẽ bị xử lý theo quy định của Luật Pháp.

Những thông tin trên MSDS phải hoàn toàn chính xác

Những thông tin trên MSDS phải hoàn toàn chính xác

Lô hàng có MSDS đi kèm sẽ được gởi trực tiếp từ các đơn vị đại lý vận chuyển, rồi tiếp đến sau đó là chuyển qua TNT, DHL, UPS, FedEx.

Cuối cùng Hải quan an ninh hàng không sẽ là khâu kiểm tra thực tế cuối cùng, cụ thể là họ sẽ xem xét thông tin trên hàng hóa và MSDS có giống nhau hay không.

Trường hợp sai phạm thì người gởi sẽ phải gánh chịu hết những trách nhiệm, đồng thời là sẽ bị lập biên bản, lô hàng bị tạm giữ, rồi còn phải đóng tiền phạt. Xong hết thì có thể nhận hàng hóa lại hoặc hàng bị tiêu hủy.

Thành phần

Một bảng MSDS phải bao gồm một số mục như sau:

  • Các phản ứng và thành phần hóa học, họ hóa chất, các hóa chất khác như chất ôxi hóa, axít.
  • Các ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe người lao động, nguy hiểm về cháy nổ và cả những nguy hiểm về phản ứng hóa học, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với các thành phần hóa chất. Tên gọi trong hóa học, thương phẩm, và thêm một số tên gọi khác nữa, cũng như các số đăng ký RTECS, CAS…
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi gặp những trường hợp như tai nạn hay ngộ độc trong quá trình sử dụng hóa chất.
  • Những thuộc tính lý học của hóa chất được biểu hiện rõ ràng bên ngoài như độ nhớt, nhiệt độ nóng chảy, điểm bắt lửa, màu sắc, áp suất hơi, nhiệt độ sôi, mùi vị, điểm tự cháy, tỷ trọng riêng, tỷ lệ bay hơi, dung môi hữu cơ, thành phần % cho phép trong không khí, điểm nổ, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước…
  • Những thiết bị bảo hộ lao động nhất định cần phải có khi tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
  • Các hiệu ứng xấu cùng với độc tính có ảnh hưởng đối với sức khỏe con người như tác động xấu tới khả năng sinh sản, mắt, hệ tiêu hóa, da, hệ hô hấp, khả năng gây ung thư, hay gây đột biến, dị biến gen.
  • Các triệu chứng và biểu hiện ngộ độc cấp tính và kinh niên.
  • Các trình tự, thiết bị và quy chuẩn, phương tiện trong phòng cháy-chữa cháy.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn để bảo quản cũng như lưu giữ hóa chất trong kho như độ thoáng khí, nhiệt độ, các hóa chất không tương thích, độ ẩm…

==>> Xem thêm Macro là gì? Cách tính macro trong gym là như thế nào

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về MSDS là gì rồi, cám ơn các bạn đã theo dõi.

Post Comment