Phí cic là gì trong logistic và ai là người phải đóng nó ???

CIC là dấu chấm hỏi với nhiều người khi lần đầu gửi hàng bằng đường biển. Cùng lagithe.info lý giải ý nghĩa phí CIC là gì qua chia sẻ sau nhé!

Ngành xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển quốc tế có khá nhiều cụm từ đặc biệt. Liên quan nhiều đến các lĩnh vực chuyên ngành này có cụm từ cic. Vậy thì nó là gì nhỉ ???

Phụ phí cic là phí gì trong vận tải đường biển?

CIC là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Container Imbalance Charge. Đây là khoản phí cân bằng container. Loại phí này còn được biết đến với một tên gọi khác là Equipment Imbalance Surcharge.

Phụ phí CIC do hãng tàu thu, là loại phụ phí vận tải đường biển. Nó nhằm mục đích bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng về những cảng hoặc nơi có nhu cầu.

Cụ thể là nơi có shipper cần đóng hàng vào cont, họ cần cont đóng nhưng tại nơi đó lại không có cont.

Nói cách khác, CIC chính là chi phí phát sinh trong quá trình điều phối nhiều container từ nơi thừa đến nơi thiếu. Khi hãng tàu tính chi phí CIC cao sẽ dễ gây ra nhiều tranh cãi giữa hãng tàu và shipper gửi hàng.

Phí CIC là gì

Phí CIC là gì

Nguyên nhân gây ra tranh cãi về phí CIC(ai đóng/đóng ai).

Khi một khoản phí đưa ra, nếu như nó không ở mức chấp nhận được thì sẽ dẫn đến tranh cãi giữa các bên liên quan. Cụ thể ở đây là hãng tàu và shipper, mỗi bên đều có lý lẽ riêng của mình.

  • Shipper thì nói : hãng tàu phải có nhiệm vụ cung cấp container khi nhận vận chuyển hàng. Nên không thể bắt họ đóng chi phí này.
  • Hãng tàu lại đưa ra lý do: hãng tàu đã cho shipper mượn container đóng hàng. Thì shipper cũng phải chia sẻ chi phí này với hãng tàu. Vì thực tế, có những quốc gia trên thế giới nhập nhiều nhưng lại xuất ít nên container rỗng nhiều. Còn những nước xuất nhiều nhập ít thì lại khan hiếm container.

Cụ thể là những nước như Mỹ, EU, Việt Nam… nhập siêu (thâm hụt thương mại lớn) thì thường xuyên xảy ra tình trạng dư container.

Bên cạnh đó, những quốc gia xuất siêu (thặng dư thương mại) như Ấn Độ, Trung Quốc… lại xảy ra tình cảnh thiếu container rỗng thường xuyên.

Lẽ dĩ nhiên, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí chuyển rỗng. Hãng tàu buộc phải giải bài toán điều chuyển container như thế nào cho hợp lý.

Hiện nay, do phần lớn hiệp hội xuất hàng còn yếu. Nên các hãng tàu bắt tay nhau cùng thu thêm phí này. Ngoài mục đích bù đắp một số chi phí làm hàng. Nó còn làm tăng hợi nhuận của hãng tàu nữa.

Phụ phí này có thể chỉ áp dụng cho những giai đoạn nhất định. Phí một container trong từng chuyến hàng phải đóng thường cố định. Chỉ khi phát sinh chi phí lớn trong việc điều chuyển container từ nơi này đến nơi khác thì mới có quyền thu phí này

Phụ phí CIC ở việt nam được áp dụng chủ yếu vào cuối năm vì đây là mùa cao điểm. Thời điểm mà các hãng tàu thiếu vỏ cấp cho khách hàng do hàng xuất khẩu từ Việt Nam tăng mạnh.

Phí CIC tại cảng

Phí CIC tại cảng

Nếu người nhận hàng không đóng phí CIC thì có thể sẽ không nhận được hàng. Vì hãng tàu có thể từ chối phát hành D/O giao hàng nếu bạn không đóng đủ các mức phí.

Để tránh những việc phát sinh chi phí quá lớn ngoài tầm kiểm soát, bạn nên hỏi trước giá cả các mức phí để cân đối. Đừng để đến lúc hàng đến,nhận được chi phí cao mới đi đàm phán. Thì lúc đó cũng khó làm việc với hãng tàu.

==>> Xem thêm Eps là gì – Chỉ số P/E bao nhiêu thì nên đầu tư cổ phiếu

Hy vọng những chia sẻ về phụ phí cic phí là gì có thể hỗ trợ bạn trong quá trinh giao kết hợp đồng vận chuyển. Ngoài phụ phí này còn khá nhiều phụ phí đường biển khác. Nếu có thời gian chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm nữa nhé!

Post Comment