Một số điều cần biết thêm về thủ tục sang tên quyền sử dụng đất khi thừa kế

Hiện nay có thể thấy vấn đề thừa kế đất đai là một vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Có một số vấn đề về thừa kế như là bố mẹ mất đi mà không để lại di chúc thì ai sẽ được quyền sử dụng đất đó, thủ tục sang tên quyền sử dụng đất khi không có di chúc thì nhà nước quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Khi bố mẹ mất đi mà không để lại di chúc thì ai sẽ có thể nhận được được tài sản thừa kế đó?

Theo nguyên tắc thì khi bố mẹ mất mà không có để lại di chúc thừa kế thì phần tài sản đó sẽ được chia theo luật của nhà nước. Quy tắc thừa kế sẽ được căn cứ vào điều 651 bộ luật dân sự ban hành năm 2015, những người có quyền được thừa kế tài sản gồm:

  • Bậc thừa kế thứ 1: Vợ hoặc chồng, ba mẹ đẻ, ba mẹ nuôi, con ruột, con nuôi của người đã mất, ông bà nội, ông bà ngoại và anh chị em ruột của người đã mất.
  • Bậc thừa kế thứ 2: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đã mất. Cháu ruột của người đã mất mà người mất là ông bà nội, ông bà ngoại. 
  • Bậc thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người đã mất, bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột của người đã mất. 
thủ tục sang tên quyền sử dụng đất
Khi bố mẹ mất đi mà không để lại di chúc thì ai sẽ có thể nhận được được tài sản thừa kế đó?

Chiếu theo đó, những người ở những bậc thừa kế thứ 2 hoặc 3 chỉ có thể được hưởng thừa kế đất đai khi không còn ai ở bậc trước đó do đã mất hoặc không có quyền hưởng, bị truất hoặc từ chối nhận. Phần tài sản thừa kế sẽ được chia đều cho cho những người ở bậc thừa kế tiếp theo.

Với trường hợp thừa kế thế vị cũng đã được nhà nước quy định rõ ràng tại điều 652 của bộ luật dân sự 2015. Có thể hiểu là nếu con của người để lại tài sản thừa kế mất trước hoặc cùng một thời điểm người để lại tài sản thì cháu sẽ được được quyền hưởng phần tài sản thừa kế đó từ cha hoặc mẹ của của cháu nếu cháu còn sống. Tương tự nếu nếu cháu cũng mất thì chắt sẽ được hưởng phần tài sản thừa kế đó.

Qua đó, có thể thấy rằng người con ở bậc thừa kế 1 nên có quyền hưởng tài sản thừa kế mà cha mẹ để lại theo quy định của nhà nước.

Các thủ tục cần phải làm nếu nhận tài sản thừa kế đất đai.

Sau khi đã chiếu theo pháp luật và xác định được người có quyền được hưởng tài sản thừa kế. Thì người được thừa kế đó cần phải làm các thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai để có thể nhận được tài sản hợp pháp. Cụ thể thì hồ sơ công chứng sẽ bao gồm:

  • Giấy chứng minh quyền sử dụng đất đai, giấy chứng minh quyền sở hữu tài sản đối với phần thừa kế đất đai.
  • Giấy báo tử, chứng tử hoặc bản án tuyên bố đã mất.
  • Bản photo công chứng các giấy tờ tùy thân.
  • Giấy tờ chứng minh được mối quan hệ giữa người đã mất và người được thừa kế.
Các thủ tục cần phải làm nếu nhận tài sản thừa kế đất đai.
Các thủ tục cần phải làm nếu nhận tài sản thừa kế đất đai.

Tiếp theo, Công chứng viên sẽ đề ra thông báo ghim tại UBND thuộc cấp xã ở nơi thường trú của bố mẹ để lại tài sản thừa kế. Trong khoảng 15 ngày thì hồ sơ công chứng sẽ được thụ lý, từ ngày được niêm yết hồ sơ. Khi hết hạn thời gian thụ lý hồ sơ công chứng, nếu mà không có bất kì tranh chấp nào xảy ra thì VPCC sẽ lên đến UBND của cấp xã lấy thông báo thừa kế tài sản. Tiếp đó, người được thừa kế tài sản sẽ mang đầy đủ những giấy tờ bản gốc đã được nộp để có thể kí kết văn bản khai nhận tài sản thừa kế. Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về các thủ tục sang tên quyền sử dụng đất tại meeyland.com.

Thủ tục cần làm khi sang tên quyền sử dụng đất khi mà bố mẹ đã mất mà không để lại di chúc.

Những thứ cần chuẩn bị cho hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận sử dụng đất đai.
  • Giấy tờ văn bản khai nhận tài sản thừa kế đã làm ở trên
  • Giấy tờ chứng tử của bố mẹ.
  • Tờ khai nộp thuế chuyển quyền dùng đất và giấy tờ khai nộp lệ phí trước bạ.

Quy trình sang tên sẽ có khoảng 3 bước chính:

  • Bước 1: Thực hiện việc nộp một hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc cấp huyện.
  • Đối tượng sử dụng đất là gia đình hoặc cá nhân sẽ nộp bộ hồ sơ ở văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã trực thuộc tỉnh.
  • Trường hợp mà khu vực địa phương nào đã thành lập được bộ phận một cửa thì hãy nộp hồ sơ ở đó. 
  • Bước 2: Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và chờ xử lý. 

Sau khi cung cấp đầy đủ và hoàn tất các giấy tờ cần thiết đặt trong hồ sơ cho cơ quan văn phòng tiếp nhận thì có thể sẽ xảy ra các trường hợp như: 

  • Trường hợp đầu tiên: trong hồ sơ đầy đủ các giấy tờ thì văn phòng đăng kí đất đai tiếp nhận và ghi giấy nhận hồ sơ cho người nộp, ghi đầy đủ giấy tờ vào cuốn sổ tiếp nhận
  • Trường hợp thứ hai: với trường hợp hồ sơ của người nộp không đủ thì văn phòng đăng kí đất đai sẽ yêu cầu với người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ giấy tờ trong vòng 3 ngày nếu không sẽ bị hủy.

Nếu như hồ sơ đầy đủ thì sẽ tiến hành xử lý như sau: VPDK sẽ thông báo những khoản tiền mà người nộp hồ sơ phải đóng và phải thực hiện các nghĩa vụ thuế và đóng lệ phí đầy đủ theo quy định của nhà nước ban hành. 

Bước 3: Kết quả sẽ được trả về.

Văn phòng thực hiện việc sang tên quyền sử dụng đất sẽ tiến hành trao nó cho người yêu cầu sau khi người đó đã hoàn tất các thủ tục và nghĩa vụ đóng phí. Theo như quy định được ban hành thì thời hạn giải quyết thủ tục cấp quyền sẽ không hơn 30 ngày.

Qua đó, bài viết trên đã cung cấp đến bạn một số thông tin về một số điều cần biết về thủ tục sang tên quyền sử dụng đất khi thừa kế. Hy vọng các thông tin sẽ giúp ích tới bạn.

Post Comment