5G là gì – Sự khác biệt giữa 4G, 3G và 5G như thế nào

Chúng ta thường nghe nói khá nhiều đến từ 3G, 4G… Nhưng khái niệm về 5G vẫn còn là khá mới so với chúng ta. Nhiều người vẫn chưa có định nghĩa đúng 5G là gì.

Là Gì Thế sẽ hỗ trợ bạn thông tin này qua chia sẻ sau.

Định nghĩa 5G là gì?

Ta đi từ định nghĩa đơn thuần 5G chính là viết tắt của từ 5th Generation.

5G = 5 th Generation = thế hệ mạng di động thứ 5

Thực tế cho thấy, mỗi thế hệ mạng di động tương ứng với một chuẩn mực riêng. Tại chuẩn mực này, các tập hợp của thế hệ có những yêu cầu đặc thù. Dựa vào chất lượng thiết bị để quyết định tiêu chí của thế hệ này.

Hệ thống mạng nào, với tần số nào thì thế hệ đủ chuẩn đáp ứng nhu cầu? Khả năng tương thích với các hệ thống mạng ra sao?

Theo thời gian, những công nghệ mới được mô tả theo từng thế hệ. Đưa con người tiến dần đến những giao tiếp mới tối tân.

Liên minh viễn thông quốc tế, viết tắt là ITU, tên đầy đủ là International Telecommunications Union phụ trách công nhận các thế hệ này.

Tổ chức này đã chứng nhận công nghệ WirelessMAN-Advanced,  LTE-Advanced đạt chuẩn 4G vào tháng 01/2012. 4G là thế hệ trước của 5G và cho đến trước năm 2017 chưa có công nghệ nào khác được chứng nhận.

Nhưng mới đây nhất, một báo cáo về công nghệ vô tuyến IMT-2020 đã xuất hiện. Công nghệ này được tổ chức mạng quốc tế ITU công nhận, có tên là 5G. 5G vẫn đang được hoàn thiện, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối 2017.

Và để xuất hiện ở các quốc gia thì còn một khoảng thời gian khá dài. Chúng ta sẽ phải chờ đợi “hơi lâu” để có thể sử dụng công nghệ đặc biệt này.

Đối với những thiết bị cố định, 4G phải đạt được tốc độ 1Gbit /giây. Còn khi di chuyển tốc độ cao thì phải là  tốc độ 100Mbit /giây. Đây là tiêu chuẩn của ITU cho thế hệ công nghệ di động 4G.

Và đương nhiên là đời sau, tức 5G được đặt ra mong đợi tốc độ sẽ nhanh gấp nhiều lần hơn nữa.

5G là gì?

Hoạt động của thế hệ 5G ra sao?

Về cơ bản vật lý, chúng ta biết rằng 5G hoạt động dựa trên sử dụng millimetre wave – bước sóng đo bằng mm.

Sóng mm là tên gọi tương ứng cho bước sóng nằm ở các dải tần số 24 GHz, 38 GHz và 60 GHz theo nhận định về mạng thông tin vô tuyến.

Theo lý thuyết vật lý, với bước sóng từ 1~15mm, sóng mm đại diện cho phổ tín hiệu RF giữa các tần số 20 GHz và 300 GHz. Vậy thì gần như trong tần số từ 20 đến 300 GHz thì sóng mm đều có thể hoạt động.

Các dải tần số 70 – 80 GHz gần đây cũng được sử dụng nhiều hơn cho truyền thông vô tuyến và thiết lập mạng. Cải thiện được băng thông không dây và tốc độ đường chuyền khi tận dụng triệt để các dải tần này.

24GHz là tần số thấp, bước sóng trong tần có xu hướng sử dụng ở tần gần. Nên gần như không có dữ diệu nào được truyền ở tần này hiện nay. Dễ nhận định nhất là hoạt động của mạng 4G LTE ở dải tần 700 MHz, 850 MHz, và 1.9 GHz, 2.1 GHz…

Khi áp dụng 5G, ta có sử dụng các trạm tần số cao HAPS, tên đầy đủ là High Altitude Stratospheric Platform Stations.

Và nó tốt hơn là sử dụng những trạm cơ sở trên mặt đất  được sử dụng bởi thế hệ mạng 2G, 3G và 4G như hiện nay.

Công dụng 5G

Công dụng 5G

Các trạm HAPS là gì?

Trạm HAPS được cho là phương pháp hữu hiệu giảm tình trạng các đường tín hiệu bị cản trở. Nó sẽ đi thẳng hơn và tốc độ hơn.

Thường thì các HAPS là những chiếc máy bay được treo lơ lửng trên không. Nó ở một vị trí cố định, cách mặt đất từ 17 đến 22 km. Nó hoạt động như một vệ tinh trái đất và không bị cản trở bởi những kiến trúc cao tầng.

HAPS loại bỏ được những vấn đề về diện tích phủ sóng. Khi mà các trạm cơ sở có khả năng bao phủ diện tích khá rộng lớn nhờ độ cao nó ở.

Với 5G, nơi các trạm phủ sóng không thể bắt sóng và cả trên biển, bạn cũng có thể bắt được tín hiệu.

Woa! Quá tuyệt!

Lợi ích của 5G

Tốc độ 5G theo lý thuyết là 10Gbps / s, bạn có thể chỉ mất vài giây để tải một bộ phim kinh điển về xem. Ngay cả khi bạn ở vùng rìa phủ sóng bên ngoài, bạn vẫn có thể sử dụng tốc độ đạt từ một đến vài trăm Mbps.

Điều này thật đáng mừng nếu 5G xuất hiện trên thị trường. Thế nhưng chắc cũng phải chờ đợi lâu để hoàn thiện theo dự báo. Vì như 4G LTE cũng chỉ đạt được 5 đến 12Mbps khi tải về và 2~5Mbps khi tải lên. Khác hẳn với thông tin đạt đếm 300 Mbps đã hô hào trước đó. Đừng quá phấn khởi để rồi thất vọng vì kỳ vọng nhiều.

Dự kiến khi 5G ra đời, tốc độ đường truyền và băng thông không chỉ cao hơn. Đồng thời, 5G cũng có nhiều tính năng giao tiếp tốt hơn giữa các thiết bị mạng sử dụng.

Cụ thể :

Dựa trên loại thiết bị được gửi đi, các thiết bị hỗ trợ 5G có khả năng chọn đúng tần số thích hợp để gửi tín hiệu nhanh nhất có thể.

Hơn nữa, một căn nhà thông minh mang công nghệ 5G có thể nhận được tín hiệu từ khoảng cách khá xa.

Nó không cần đến băng thông lớn. Nhưng vẫn có thể giao tiếp với các cảm biến, cập nhật được trạng thái tức thời.

network 5G

network 5G

Khác biệt giữa 4G, 3G và 5G là gì?

Bạn có thể tham khảo hình ảnh bên dưới để thấy được khả năng thực sự của 5G

Xây dựng hệ thống mạng di động hiện đại

Thông thường, để tải một bộ phim qua 4G cần đến 40s. Nhưng với 5G tốc độ cao thì khác hẳn! Chưa đầy 1s, bạn đã có thể tải được một bộ phim với dung lượng 800MB.

Năm 2014, một thỏa thuận hợp tác phát triển mạng viễn thông 5G tốc độ cao đã được ký kết giữ Đức và Anh.

Để phát triển mạng 5G với tốc độ lý thuyết tới 1Gbps, tháng 1 – 2014,  Hàn Quốc tuyên bố đầu tư 1,5 tỷ USD. Thế hệ 5G này so với 4G cao gấp 1000 lần, còn so với 3G gấp 10000 lần.

Bộ Khoa học và Kĩ thuật Hàn Quốc, viết tắt là MEST hy vọng có thể thương mại hóa 5G vào cuối 2020. Sau khi thử nghiệm nó vào năm 2017. Đây chỉ là dự kiến nhưng có vẻ như là thật sự đang diễn ra.

Cùng đi trong hướng đó, tháng 5 – 2013, hãng điện thoại samsung đã tiến hành cuộc thử nghiệm 5G riêng của mình. Kết quả thành công ngoài mong đợi.

Tốc độ lên đến 1.056Gbps cho thử nghiệm truyền tín hiệu trên quãng đường 2km. Họ dự định sẽ thương mại hóa nó vào năm 2020.

Theo thí nghiệm này, để liên tục chuyển tín hiệu giữa nhiều bộ thu phát. Samsung đã dùng đến 64 ăng – ten thu phát. Từ đó đưa ra kết luận cuối cùng tùy thuộc vào bộ nhận được tín hiệu rõ nhất.

Tại Trung Quốc, hãng điện thoại Huawei cũng có dự định thương mại hóa cùng thời điểm trên. Họ cũng đang từng bước xây dựng 5G của mình.

Mạng viễn thông Việt Nam còn đang trong giai đoạn phát triển. Mới chỉ dừng lại ở thế hệ 4G. Thế nhưng, trước sự bùng nổ về công nghệ của các quốc gia kể trên thì chúng ta không có gì phải lo lắng.

Sẽ nhanh chóng tiếp cận được công nghệ này trong tương lai nhanh.

==>> Xem thêm watermark là gì – Hướng dẫn cách tạo watermark đơn giản nhất

5G là gì chắc không còn lạ với chúng ta. Hy vọng mạng công nghệ này nhanh chóng hòa nhập thị trường để mỗi người đều có thể trải nghiệm. 5G hứa hẹn sẽ thay thế các thế hệ 3G và 4G trước đó trong thời gian sớm nhất

Post Comment