ADN tái tổ hợp là gì? Các phương pháp tạo nên ADN tái tổ hợp

Vẫn còn rất nhiều người lạ lẫn với thuật ngữ ADN tái tổ hợp, mục đích cũng như những phương pháp tạo nên chúng. Để giải đáp những thắc mắc này cho các bạn, sau đây chúng tôi sẽ gửi đến các bạn bài viết ADN tái tổ hợp là gì? Cùng với đó là mục đích và những phương pháp phổ biến để tạo nên ADN tái tổ hợp.

ADN tái tổ hợp là gì? 

ADN tái tổ hợp là những phân tử ADN được tạo thành từ 2 hoặc nhiều ADN của các loài sinh vật khác nhau. ADN tái tổ hợp được tạo nên nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng về khoa học, phương pháp tạo nên ADN tổ hợp cũng dễ dàng hơn và cũng có nhiều người biết đến ADN tái tổ hợp là gì.

Đọc Thêm: Bảng Giá xét nghiệm ADN hiện tại.

ADN tái tổ hợp dần trở nên phổ biến hiện nay

Mục đích để tạo nên ADN tái tổ hợp

Bên cạnh câu hỏi ADN tái tổ hợp là gì? Rất nhiều người còn không biết mục đích tạo nên những ADN này. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này cho các bạn. Với mục đích thực hiện quá trình sự tách dòng, ADN tái tổ hợp được các nhà khoa học tạo ra. Vậy quá trình tách dòng là gì?

Tách dòng là quá trình các ADN tác lập và thu thập nhiều bản sao đồng nhất của một gen hoặc một đoạn ADN. Tách dòng có thể đi kèm hoặc không với sự biểu hiện của các Protein trong ADN. Quá trình này giúp tạo nên ADN tái tổ hợp và thiết lập nên ngân hàng bộ gen, cDNA,…

ADN tái tổ hợp có nhiều ứng dụng trong cuộc sống

ADN tái tổ hợp là gì? Các yêu cầu của ADN tái tổ hợp

Như các bạn đã biết, ADN tái tổ hợp là những ADN mới được tổng hợp, điều này tạo nên sự đa dạng cho ngân hàng bộ gen. Vậy những yêu cầu của ADN tái tổ hợp là gì?

  • ADN tái tổ hợp phải đáp ứng được những yêu cầu của một vector chuyển đối gen thông thường. 
  • ADN tái tổ hợp cần sở hữu hoạt tính khi được đưa vào tế bào chủ của nó. 
  • ADN tái tổ hợp cần có những dấu hiệu có thể nhận biết trong quần thể, dễ dàng quan sát sự hoạt động và biểu hiện. 

Các phương pháp phổ biến tạo nên ADN tái tổ hợp hiện nay

Nhằm giúp giúp ngân hàng bộ gen thêm phong phú. Hiện nay, ADN tái tổ hợp được tạo nên ngày càng nhiều. Sau đây các bạn hãy cùng tìm hiểu những phương pháp thường được dùng để tạo nên ADN tái tổ hợp.

ADN tái tổ hợp được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống

Phương pháp dùng đầu lệch để tạo ADN tái tổ hợp

Đây là phương pháp tạo nên ADN tái tổ hợp đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất. Các bước thực hiện phương pháp này bao gồm:

  • Chọn và xử lý ADN plasmid là bước đầu tiên. Lúc này các Plasmid được tách từ E.Coli hoặc tế bào nấm lên men theo phương pháp chiết tách ADN phổ biến.  Sau đó, các enzyme RE II sẽ được cắt và chừa ra đầu hở sở hữu 2 đầu lệch nhau.
  • Tiếp theo đó những ADN đoạn cài sẽ được lựa chọn và thu thấp rồi đem đi tinh chế theo mục đích riêng tùy theo nghiên cứu. Lúc này, các ADN sẽ được căn bằng cùng một loại enzyme để tạo ra những vết cắt tương tự.
  • Cuối cùng, các ADN sẽ được ghép lại với nhau bằng cách ủ ADN đoạn cài với Plasmid cùng sự xúc tác của enzim ADN ligase. Cuối cùng chúng ta sẽ thu được ADN tái tổ hợp. 

Phương pháp sử dụng đoạn nối để tạo nên ADN tái tổ hợp

Tương tự như phương pháp sử dụng đầu lệch, phương pháp này cũng sử dụng cách chọn và xử lý vector plasmid như trên. Sau đó là bước lựa chọn và tiến hành xử lý đoạn cài. 

Phương pháp tạo nên ADN tái tổ hợp phổ biến hiện nay

Các linker là những đoạn ADN có kích thước từ 10 đến 15 nucleotide được tổng hợp từ các phương pháp hóa học. Điểm đặc biệt là giữa các đoạn linker này phải có trình tự nhận biết được thiết lập bởi một enzyme cắt hạn chế loại II.

Các cDNA được tổng hợp từ mRNA sẽ được enzyme sao chép ngược lại theo cơ chế nuclease S1. Sau đó, phân tử lai sẽ được tạo nên từ việc ủ các đoạn nối linker có chứa chuỗi đích cùng với cDNA và enzyme AND ligase. Các ADN sau khi được lai tạo sẽ được cắt bởi EcoRI và nhằm tạo ra phân tử có 2 đầu lệch. 

Cuối cùng là bước tạo nên vector tái tổ hợp bằng cách ghép đầu phân tử ADN lai vào Plasmid. Nhờ tác dụng của ADN ligase mà ADN tái tổ hợp được hình thành. 

Phương pháp tạo ADN tái tổ hợp bằng cách sử dụng Enzyme terminal transferase (ETT)

Đây là phương pháp tạo nên ADN tái tổ hợp trên nguyên tắc dựa vào đặc tính đặc biệt của ETT là có khả năng gắn được cùng một loại nucleotide vào đầu OH của ADN. Để tạo nên ADN bằng phương pháp này cần thực hiện các bước sau đây. 

  • Đầu tiên cần lựa chọn và phân lập các ADN đầu bằng và các plasmid. Sau đó cắt chúng bằng enzyme BamHI và để hở hai đầu dính. 
  • Sau đó, ủ ADN này với một loại nucleotide là dCTP cùng với ETT để tạo nên polyC tại đầu OH của ADN lạ. Điều này cũng được thực hiện tương tự trên plasmid. 
  • Đưa ADN lạ vào trong plasmid cùng chất xúc tác là enzyme AND ligase. Các đầu này có trình tự bổ sung sẽ tự động liên kết và bắt cặp với nhau. 
  • Cuối cùng bổ sung thêm enzyme DNA – polymerase theo nguyên tắc bổ sung để tạo nên một ADN tái tổ hợp hoàn chỉnh. 

Vậy là Trung Tâm ADN NOVAGEN đã vừa mang đến các thông tin hữu ích để giúp các bạn hiểu rõ hơn ADN tái tổ hợp là gì. Bên cạnh đó là mục đích và những phương pháp phổ biến để tạo nên ADN tái tổ hợp hiện nay. 

Post Comment