Ẩn dụ là gì? Hoán dụ là gì? Có tất cả mấy loại ẩn dụ?

Ngữ pháp của tiếng Việt được xem là vô cùng phong phú và đa dạng, hôm nay chúng ta sẽ cùng Là Gì Thế tìm hiểu xem phép tu từ Ẩn dụ là gì? Hoán dụ là gì nhé.

Ẩn dụ là gì

Ẩn dụ là biện pháp sử dụng tên gọi của 1 hiện tượng/sự vật để chỉ 1 hiện tượng/sự vật khác tương đồng với nhau về mặt nào đó (màu sắc, trạng thái, tính chất…..) nhằm nhấn mạnh cho sự diễn đạt.

Hay hiểu 1 cách đơn giản hơn thì ẩn dụ chính là biện pháp thay đổi tên gọi của 2 hiện tượng/sự vật với nhau, nhưng người nghe lại hiểu là bạn đang nói đến sự vật nào.

Hoán dụ là gì

Hoán dụ là biện pháp sử dụng tên gọi của 1 bộ phận nào đó để chỉ toàn bộ cơ thể, tức là gọi tên một hiện tượng/sự vật nào đó bằng 1 tên của hiện tượng/sự vật khác có liên quan gần gũi với nhau.

Có mấy loại ẩn dụ

HIện nay có tất cả là 4 phép ẩn dụ được sử dụng phổ biến nhất, đó là

Phép ẩn dụ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống

Phép ẩn dụ được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống

Ẩn dụ hình thức

Đây là phương pháp ẩn dụ sử dụng các từ ngữ chỉ hiện tượng/sự vật tương đồng với nhau về hình thức.

“Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

Trong vì trên sử dụng ngôn ngữ tương đồng giữa màu đỏ của hoa râm bụt và màu hồng của lửa.

Phép ẩn dụ cách thức

Tức là chỉ những hiện tượng/sự vật tương đồng với nhau về cách thức

Ví dụ : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Các từ ngữ tương đồng với nhau về cách thức như ăn quả thì tương đồng với thành quả lao động, còn hành động trồng cây giống như quá trình tạo ra thành quả.

Phép Ẩn dụ phẩm chất

Tức là phép ẩn dụ dùng từ ngữ chỉ các hiện tượng/sự vật tương đồng về phẩm chất

Ví dụ : “Người cha mái tóc bạc – Đốt lửa cho anh nằm”

Phép ẩn dụ trong câu nói trên chỉ người cha giống như là Bác Hồ, luôn chăm lo cho miếng ăn giấc ngủ của các chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình.

Phép Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Tức là dùng ngôn từ để chỉ từ cảm giác này sang cảm giác khác

Ví dụ : “Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào”

Người nghe có thể hiểu rằng giọng nói được cảm nhận bằng tai qua cảm giác ngọt ngào cảm nhận bằng vị giác.

Có mấy loại hoán dụ

Tùy tình huống mà sẽ dùng phép hoán dụ thích hợp 

Tùy tình huống mà sẽ dùng phép hoán dụ thích hợp

Phép hoán dụ cũng có 4 loại được dùng phổ biến nhất hiện nay.

Dùng 1 bộ phận để ám chỉ toàn cơ thể

Ví dụ : ” Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời- Một khối óc lớn đã ngừng sống”

Phép hoán dụ trên đây chỉ hình ảnh của vị lãnh tụ Bác Hồ – người cha già kính yêu của đất nước.

Dùng vật chứa chỉ vật bị chứa

Ví dụ : ” Vì sao trái đất nặng ân tình – Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

Ở đây phép hóa dụ sử dụng hình ảnh trái đất để thể hiện hình ảnh nhân loại.

Dùng dấu hiệu của hiện tượng/sự vật để chỉ hiện tượng/sự vật

Ví dụ :” Sen tàn, cúc lại nở hoa-  Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân”

Cúc ám chỉ hình ảnh mùa thu, còn sen ám chỉ hình ảnh mùa hạ.

Dùng cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng

Ví dụ : ” Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại lên hòn núi cao ”

Phép hoán dụ ở đây ám chỉ sự đơn lẻ thiếu đoàn kết (1 là số lẻ, còn 3 thể hiện số nhiều) nghĩa là 1 mình thì không thể làm được gì nhiều, còn đoàn kết sẽ làm nên tất cả.

==>> Xem thêm Ý nghĩa của từ 3s là gì và nên dùng trong trường hợp nào

Hy vọng bài viết về hoán dụ và ẩn dụ là gì sẽ giúp ích cho các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Post Comment