Vốn điều lệ là gì? Có cần chứng minh vốn điều lệ hay không

Bài viết sau lagithe.info sẽ chia sẽ những thông tin giúp các bạn hiểu được vốn điều lệ là gì và trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp có cần chứng minh vốn điều lệ hay không?

Vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ là số vốn do các cổ đông/các thành viên đóng góp hay góp từng phần theo 1 thời hạn nhất định, và điều này sẽ được ghi trong điều lệ của công ty.

Tài sản góp vốn không có quy định chính xác, đó có thể là vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ,bất động sản có giá trị thực tế, bí quyết kỹ thuật hay tiền Việt, ngoại tệ được tự do chuyển đổi tự do.

Góp vốn là hình thức đưa tài sản của cá nhân, tổ chức vào công ty, từ đó trở thành người sở hữu hay là cổ đông đồng sở hữu chung của công ty.

Đối với doanh nghiệp thì vốn điều lệ chính là :

  • Vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp
  • Là cơ sở để các thành viên góp vốn phân chia lợi nhuận/rủi ro trong kinh doanh
  • Là sự cam kết trách nhiệm giữa các thành viên với doanh nghiệp, khách hàng, đối tác bằng vật chất.

Doanh nghiệp có cần chứng minh vốn điều lệ không

Trên thức tế, vốn điều lệ của các doanh nghiệp không được pháp luật quy định mức tối thiểu hay cao nhất là bao nhiêu, ngoại trừ những doanh nghiệp thuộc ngành nghề bắt buộc.

Pháp luật không quy định các mức của vốn điều lệ

Pháp luật không quy định các mức của vốn điều lệ

Tuy nhiên đa số các doanh nghiệp không vì vậy mà chọn mức vốn quá thấp hay quá cao vì những lí do sau :

  • Nếu chọn mức vốn quá thấp thì doanh nghiệp không thể hiện được quy mô của công ty mình đối với khách hàng, dẫn đến việc thiếu sự tin tưởng trong việc hợp tác kinh doanh hay không thể tìm kiếm được đối tác thích hợp.
  • Ngoài ra, việc chọn nguồn vốn quá thấp sẽ khiến doanh nghiệp khó tạo được niềm tin nơi ngân hàng, từ đó khó có thể vay được 1 số vốn lớn hơn vốn điều lệ để phát triển kinh doanh.
  • Còn nếu doanh nghiệp chọn số vốn điều lệ quá cao, có thể trước mắt sẽ tạo được ấn tượng với đối tác, hay ngân hàng, tuy nhiên, nếu kinh doanh thất bại thì khả năng cao sẽ sinh ra nợ nần, phá sản….và doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm bằng với số vốn điều lệ đã đăng ký trước đó.

Tuy nhiên, việc chọn vốn điều lệ cao hay thấp còn tùy thuộc vào nền tảng cũng như kinh nghiệm của doanh nghiệp. Nếu là một doanh nghiệp mới chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có lượng khách hàng tiềm năng lớn thì nên để số vốn vừa phải với khả năng của mình.

Đăng ký vốn điều lệ có thể mang nhiều rủi ro cho doanh nghiệp

Đăng ký vốn điều lệ có thể mang nhiều rủi ro cho doanh nghiệp

Khi đã bắt đầu ổn định tình hình kinh doanh và có tín hiệu phát triển thì doanh nghiệp có thể đăng ký tăng thêm vốn điều lệ lên mức cao hơn.

Còn nếu chủ doanh nghiệp đã có kinh nghiệm thành lập công ty, kinh nghiệm kinh doanh  hay đã có sẵn công ty, đối tác cũng như nguồn khách hàng dồi dào, thì việc mạnh tay chọn mức vốn điều lệ ở mức cao để “nâng tầm” công ty mình đối với những công ty khác vừa thành lập.

Những yếu tố trên là nền tảng để doang nghiệp không sợ rủi ro nhiều như những doanh nghiệp bắt đầu từ con số 0 khác.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về vốn điều lệ là gì, và những rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ với nhiều mức khác nhau.

==>> Xem thêm CÙNG TRẢ LỜI 5m là gì trong sản xuất và kinh doanh

Nếu thấy bài viết hay thì hãy like để chúng tôi có thêm độc lực tiếp tục những mang lại những thông tin giá trị cho các bạn nhé.

Post Comment