BOT là gì và trạm thu phí BOT là gì, Ảnh hưởng và các tác động lên nền kinh tế như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của là gì thế nhé.
BOT là gì
BOT hay còn gọi là hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao kinh tế được viết tắt từ Build – Operate – Transfer.
Hình thức đầu tư các công trình giao thông hiện nay đang phát triển 1 cách nhanh chóng tại Việt Nam, điều này là phù hợp với nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể hiểu đơn giản là những công trình giao thông này được hình thành trên hợp đồng chuyển giao giữa nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền. Sau khi nhà đầu tư xây dựng các công trình giao thông sẽ có quyền kinh doanh trong thời hạn nhất định, hết thời hạn thì công trình này sẽ chuyển giao lại cho nhà nước quản lý.
Trạm thu phí BOT là gì
Vì các dự án giao thông BOT này đều được xây dựng từ vốn của nhà đầu tư, thế nên các phương tiện giao thông đều phải đóng phí tại trạm thu phí khi đi qua các công trình này.
Trạm được lập để thu phí phương tiện sử dụng đường bộ
Trạm thu phí là những trạm chốt được nhà đầu tư lập nên tại các tuyến đường giao thông thuộc dự án BOT với nhiệm vụ thu phí các phương tiện giao thông sử dụng dịch vụ này.
Số tiền thu được từ người tham gia giao thông sẽ được dùng vào việc sửa chữa, nâng cấp và hoàn trả cho nhà đầu tư. Tùy từng tuyến đường mà nhà nước sẽ quy định mức chi cho từng phương tiện tham gia giao thông khác nhau.
Những đối tượng bị thu phí tại BOT
Theo Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ thì các đối tượng sau sẽ chịu mức phí tại trạm thu phí BOT :
Các đối tượng được quy định phải chịu phí khi qua trạm BOT
Điều 1:Các phương tiện cơ giới đường bộ như :moto, xe 2 bánh, xe 3 bánh , xe gắn máy , xe oto, xe đầu kéo, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô là đối tượng sẽ bị thu phí khi sử dụng đường bộ.
Điều 2 :Các xe oto được quy định chịu phí đường bộ trên đây sẽ không mất phí tham gia giao thông khi thuộc các trường hợp sau :
- Bị tịch thu
- Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu thông
- Bị hủy hoại do thiên tai, tai nạn.
Điều 3:Các phương tiện được nêu trên nếu đã nộp phí đường bộ trước thì chủ phương tiện sẽ được hoàn lại phí đã nộp, hoặc trừ lại vào phí phải nộp của kỳ sau (đối với oto bị hư hại sau khi sửa chữa vẫn lưu hành được).
Điều 4:Những xe oto của lực lượng công an, lực lượng quốc phòng hay xe nước ngoài tạm nhập sẽ không được áp dụng khoản 2 điều trên.
==>> Xem thêm Bật mí tư duy 5w1h là gì và ứng dụng phương pháp ra sao
Hy vọng thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về BOT là gì rồi phải không?