Iso là gì và hiện nay có bao nhiêu loại tiêu chuẩn ?

Bạn vừa bước vào công việc sau khi tốt nghiệp, vào công ty được đọc quy định có nói đến iso. Vậy iso là gì và có bao nhiêu loại? Cùng lagithe tìm hiểu nhé.

Iso là gì trong các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật ….

Iso hay International Organization for Standardization. Đây là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế các quy định chung. Tổ chức này được thành lập tại Thụy Sĩ, năm 1947, là một tổ chức phi chính phủ.

Việt Nam vinh dự là thành viên thứ 77 khi bắt đầu tham gia từ những năm đầu sau khi thống nhất, năm 1977.

Tiêu chuẩn chung về iso

Tổ chức Iso đưa ra các tiêu chuẩn, quy định chung trong quản lý công nghiệp và thương mại áp dụng cho toàn thế giới. Gần như là những tiêu chuẩn chất lượng phổ biến được nhiều nước công nhận. Trong thực tế, có 3 bộ tiêu chuẩn của Iso mang tính phổ biến nhất hiện nay.

  • Hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn ISO 9000, nó bao gồm Iso 9000, iso 9001…
  • Hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường bộ tiêu chuẩn ISO 14000, bao gồm Iso 14001, 14004…
  • Về thực phẩm đang áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Nó bao gồm ISO 22002, ISO 22000, iso 22003…

Khi các bạn vào các công ty thì hầu như iso mà chúng ta hay gặp nhất có lẽ là tiêu chuẩn ISO 9001.

ISO là gì

Vậy thì ISO 9001 mang ý nghĩa như thế nào?

Đây là hệ thống tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới về mục tiêu quản lý chất lượng sản phẩm. Chứng chỉ iso 9001 sẽ được cấp cho những doanh nghiệp có sản phẩm đạt đủ những tiêu chuẩn mà ISO đề ra.

Doanh nghiệp muốn chứng tỏ mình có hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, phải đáp ứng những tiêu chuẩn chung của quốc tế. Bằng chứng là phải được cấp chứng chỉ iso 9001.

Bộ tiêu chuẩn iso 9001 có 5 phiên bản được biết đến từ khi ra đời đến nay. Cụ thể là

  • Năm 1987 : iso 9001
  • Năm 1994 : iso 9001
  • Năm 2000: iso 9001
  • Năm 2008 : iso 9001
  • Năm 2015 : iso 9001

Trong đó, tiêu chuẩn 9001 năm 2015 được cho là mới nhất. Bộ tiêu chuẩn này mang tính dễ áp dụng trong thực tế, hiệu quả nhất hiện nay.

Nó đáp ứng được những thay đổi lớn trong nền kinh tế thế giới. Có thể nhắc tới là sự đa dạng hóa trong thương mại và kinh doanh toàn cầu. Cũng như những ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, kỹ thuật thương mại …

Để điều chỉnh chất lượng dịch vụ, hàng hóa tối ưu. Tiêu chuẩn iso 9001 năm 2015 áp dụng quy trình “Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động”.

Theo đó, để quản lý chất lượng, tiêu chuẩn không quy định một công thức chung nào. Nhưng … doanh nghiệp sẽ phải căn cứ vào thực trạng doanh nghiệp mình để áp dụng các tiêu chuẩn.

Woa! Thật là linh động đúng không?

Nhận thức về Iso

Trong tình hình hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 đang được các doanh nghiệp việt nam chuyển đổi sang ISO 9001:2015. Và việc này chỉ là đang trong quá trình hoàn thiện chuyển đổi.

Và thời gian sau ngày 14-09-2018, Iso 9001 : 2008 sẽ hết hiệu lực theo quy định nhà nước. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp điều phải xây dựng lại quy trình tiêu chuẩn, chuyển toàn bộ qua tiêu chuẩn ISO 9001:2015.

Thế nên, để nhanh chóng nhận được chứng chỉ ISO 9001:2015, doanh nghiệp cần triển khai những hoạt động cụ thể như sau:

  • Đào tạo nhân sự có kiến thức thực hiện, phát triển hệ thống quản lý chất lượng mới nhất theo tiêu chuẩn.
  • Hệ thống và lên kế hoạch xây dựng, chuyển đổi theo quy trình.
  • Dựa theo tiêu chuẩn mới của iso 9001 : 2015 để cải tiến và nâng cao hệ thống quản lý chất lượng hơn nữa
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhận chứng nhận với các tổ chức có thẩm quyền cấp chứng nhận.

Cách đăng ký chứng nhận chất lượng TCVN ISO 9001: 2015.

Các doanh nghiệp có thể đăng ký chứng nhận ISO cho mình tại các trung tâm giám định hay Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất Lượng. Sau đây là các bước thực hiện đánh giá chất lượng  như sau.

Bước 1: Trao đổi với các co quan thẩm định những vấn đề liên quan.

Bước 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẳn cho mình các bộ hồ sơ sau:

  • Công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
  • Bảng báo cáo tóm tắt các quy trình công việc được xây dựng và đã áp dụng có kèm theo sơ đồ thực hiện .
  • Bảng báo cáo kết quả do các tổ chức đánh giá chất lượng với doanh nghiệp.

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra và xác thực các thông tin, tài liệu.

Bước 4: Các chuyên gia của tổ chức đánh giá sẽ về doanh nghiệp để đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn của ISO.

Bước 5: Cơ quan thẩm định sẽ thẩm xét các kết quả đánh giá có được.

Bước 6: Nếu kết quả đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ISO thì cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng cho doanh nghiệp.

Thời hạn để giải quyết yêu cầu là 15 ngày kể từ khi cơ quan nhận được đầy đủ hồ sơ(phải hợp lệ).

Lưu ý: Mỗi năm, cơ quan chứng nhận sẽ kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện và duy trì theo các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO.

==>> Xem thêm QC là gì – Nhiệm vụ và kỹ năng cần có của một nhân viên QC

Hy vọng bạn đã có kiến thức nhận định kỹ về câu hỏi iso là gì. Những chia sẻ ở trên mang tính giải thích diễn giải để nhận định các bạn rõ nét hơn.

Chúc các bạn thành công trong công việc mới và làm theo đúng chuẩn mực iso nhé, đừng quen cập nhập những thông tin hữu ích  khác tại trang chủ nhé.

Post Comment