Chỉ số EPS được nhắc đến khá nhiều trong thị trường chứng khoán, nó quy định cả tính rủi ro của doanh nghiệp trên thị trường cổ phiếu, Cùng lagithe.info tìm hiểu eps là gì qua chia sẻ sau.
Eps là gì?
Eps là một từ viết tắt của cụm từ ghép tiếng anh Earning Per Share. Tiếng việt dịch ra có nghĩa là lợi nhuận thu được trên một cổ phiếu.
Công thức :
EPS = (Thu nhập ròng -cổ tức hay cổ phiếu ưu đãi)/ Số Lượng cổ phiếu lưu thông trên thị trường.
Mỗi cổ đông sẽ được doanh nghiệp chia lại phần lợi nhuận đã phân bổ lưu hành ở trên thị trường hiện tại, dựa trên EPS. Khả năng doanh nghiệp hoặc cổ đông thu được lợi nhuận được đánh giá bằng chỉ số EPS.
Cùng một tỷ lệ về EPS, nhưng công ty A có ít cổ phần hơn công ty B. Điều này chứng tỏ A sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn B. Tại sao vậy? Ta thấy rằng khi đưa lên bàn cân mà thấy các chỉ số cân bằng thì 2 doanh nghiệp khác nhau nhiều.
Nhà đầu tư chứng khoán/cổ phiếu cũng cần chú ý cách tính của từng công ty về chỉ số EPS này. Để tránh khỏi việc bị lợi dụng về kỹ thuật trong tính toán đưa EPS hấp dẫn, đánh lừa người mua.
Nên có sự cân đo, đong đếm. Cũng như kiểm tra thước đo tài chính – bản phân tích tài chính của công ty. Từ đó đưa ra nhận định về EPS.
Hệ số P/E ảnh hưởng gì đến EPS
Chỉ số EPS sẽ cấu thành tỉ lệ P/E. Trong đó, EPS là một biến số duy nhất và quan trọng trong việc tính ra giá trị của cổ phiếu. P/E là hệ số giá dựa trên thu nhập của doanh nghiệp.
Quyết định đầu tư hay không của người chơi chứng khoán chính là dựa vào chỉ số P/E. Giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường sẽ ảnh hưởng từ thu nhập của cổ phiếu.
Công thức : P/E = P/EPS
Với :
P: giá mua và bán của cổ phiếu tại thời điểm niêm yết hiện tại.
EPS : lợi nhuận ròng sau thuế mà doanh nghiệp sẽ chia cho người nắm cổ phiếu.
Từ chỉ số P/E, ta sẽ nhận định được giá của cổ phiếu cao hơn thu nhập bao nhiêu từ cổ phiếu đó. Hệ số P/E cao thì có nghĩa là dự kiến được tốc độ cổ tức tăng mạnh trong thời gian tới.
Nếu cổ phiếu đưa đến rủi ro thấp. Người chơi sẽ chấp nhận tỷ số vốn trong thị trường đang thấp…
Nhìn vào chỉ số P/E thì người đầu tư định giá được cổ phiếu giá bao nhiêu. Nếu thấy cổ phiếu nào đang không được niêm yết. Ta dựa vào hệ số P/E công bố của nhóm tương tự giống cổ phiếu muốn mua.
Rồi nhân số thu nhập của công ty có cổ phiếu muốn mua thì ra được giá của cổ phiếu đó trên thị trường.
Chỉ số EPS trong tài chính
Chỉ số P/E bao nhiêu thì đầu tư?
Có 2 điều xảy ra
- Chấp nhận đầu tư P/E cao. Nhà đầu tư mua cổ phiếu giá cao hơn so với lợi nhuận công ty. Rủi ro thu lợi sẽ về âm, rất thấp và lỗ.
- Với những công ty có giá thị trường ổn định như Pepsi, cola thì dù mua P/E cao thì rủi ro cũng không cao.
Ta thấy rằng từng lĩnh vực và môi trường, mỗi nơi hình thành nên một biên độ của chỉ số P/E. Thường thì thị trường xây dựng, tài chính ngân hàng, công nghệ… sẽ chấp nhận những P/E cao.
Nhận định EPS
Chỉ số P/E cũng chỉ mang khả năng tương đối mà thôi. Tình hình chung cũng cần dựa vào khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó mới biết chắc được mức đầu tư cho cổ phiếu.
==>> Xem thêm ROE là gì – Đánh giá chỉ số này như thế nào mới tốt
Nếu bạn là nhà đầu tư cũng nên cẩn trọng trước các cổ phiếu muốn mua trên trị trường.
Hy vọng những chia sẻ về EPS là gì hữu ích cho bạn khi cần.